Nhật ký Ngày... Tháng.. Năm...
blank
Trang chủ » Góc Chia Sẻ » Những thủ thuật làm chủ ngôn ngữ lập trình mà bạn cần biết

Những thủ thuật làm chủ ngôn ngữ lập trình mà bạn cần biết

Lập trình từ lâu đã được biết đến là một công việc khó nhằn. Dù biết trước điều đó, chắc hẳn khi tiếp cận với lĩnh vực này, nhiều người vẫn bị choáng ngợp bởi có quá nhiều thuật ngữ, công cụ, ngôn ngữ,…cần phải học. Thậm chí, khi học xong, bạn còn có nguy cơ quên lãng chúng nếu không “động chạm” tới chúng thường xuyên. Vậy phải làm sao để nhớ được một ngôn ngữ lập trình, framework trong thời gian ngắn và lâu dài? Sau đây Nhật Ký sẽ chỉ cho bạn.

Hãy dừng ngay cách học nhồi nhét

Nhồi nhét kiến thức vẫn chưa bao giờ là một  phương pháp học hiệu quả cho bất kỳ môn học nào. Có chăng, bạn sẽ chỉ học vẹt, học trước quên sau mà thôi. Không những thế, nhiều chứng minh cho thấy, việc bạn càng nhồi nhét kiến thức càng khiến bạn nhớ được ít hơn. Bởi sẽ căng thẳng bạn tạo ra cho não bộ.

Một nghiên cứu của Đại học California, San Diego vào năm 2008 đưa ra: Sinh viên có kết quả tốt hơn khi họ sắp xếp được các buổi học thành nhiều đợt, thay vì nhồi nhét mọi thứ vào não bộ cùng một lúc.
Bởi cũng theo hiệu ứng Serial Position Effect thì: Hiệu ứng vị trí nối tiếp là xu hướng một người sẽ chỉ nhớ rõ phần đầu và cuối của một chuỗi thông tin, còn phần giữa thì không nhớ kỹ.

Đó cũng là điều lý giải cho việc tại sao khi học bạn chỉ nhớ được phần đầu và kết thúc buổi.

Vậy nên, để tối đa hóa lượng kiến thức, bạn nên chia thành nhiều phiên học ngắn. Điều này  giúp bạn nhớ nhanh và chắc hơn rất nhiều. Tương tự đối với lập trình, bạn chỉ nên học theo chủ đề, một mảng nhất định, học dần dần. Tuy nhiên, đừng để thời gian nghỉ ngơi khá lâu, điều này khiến bạn rơi vào trạng thái trì hoãn việc học và rời rạc kiến thức.

Kết hợp lý thuyết với thực hành

Học phải đi đôi với hành, đặc biệt với ngôn ngữ lập trình thì việc này càng quan trọng hơn. Nếu không, chắc chắn bạn sẽ không hiểu và khó nhớ. Khi học về code, về ngôn ngữ, bạn cần thực hành trên máy tính thật nhiều lần. Như vậy bạn mới có thể quen với các ngôn ngữ đó và nhớ chúng lâu hơn.

Đó cũng là lý do mà tại sao những người lập trình luôn phải trang bị cho mình một chiếc máy tính. Đây là vật bất ly thân đối với các lập trình viên. Vì những kiến thức cần học đều phải thực hành trực tiếp trên máy tính và sử dụng chúng như một phương tiện để học và làm việc sau này.

Nên sử dụng nhiều nguồn tài nguyên khác nhau

Điều khó khăn nhất của lập trình, đặc biệt là đối với các lập trình viên mới vào nghề đó là các chi tiết và sắc thái cảm xúc thay đổi. Chắn chắn khi học bạn sẽ không thiếu lần  “vò đầu bứt tai” bởi tài nguyên dành cho lập trình vô vàn bể, khiến bạn khó khăn có thể tiếp thu được. Nhưng đừng nản lòng, việc sử dụng nhiều nguồn tài nguyên khác nhau sẽ giúp bạn có lượng kiến thức phong phú.

Tùy vào từng ngôn ngữ lập trình bạn học mà lượng kiến thức cũng nhiều hoặc ít. Với một số ngôn ngữ, bạn cần phải nhớ hằng trăm quy tắc, các cú pháp khác nhau, thậm chí những yêu cầu chặt chẽ từng dấu phải, khoảng trắng. Nhưng cũng có những ngôn ngữ đơn giản “dễ thở” hơn. Bên cạnh đó, cũng có những ngôn ngữ có cách tiếp cận độc đáo mà cú pháp trước đó bạn không sử dụng được. Khi đó việc mày mò tìm hiểu từ các nguồn tài liệu khác nhau là điều cần thiết. Bạn có thể tham khảo nhiều tài liệu khác nhau, hướng dẫn, video bài giảng, các blog của lập trình viên giàu kinh nghiệm,… Mỗi tài nguyên sẽ đem tới cho bạn khía cạnh kiến thức, kinh nghiệm nhất định giúp bạn hoàn thiện bản thân.

Bạn nên nhớ, việc học lập trình không hề có tài liệu chuẩn mực nào cả, các tài liệu có phù hợp, đem tới hiệu quả hay không phụ thuộc vào khả năng tiếp thu và thực hành chúng  của chính bạn. Bởi vậy chúng tôi mới khuyên bạn nên tiếp cận nhiều nguồn tài nguyên khác nhau.

Đặc biệt, nếu bạn tìm được một mentor, người có thể cùng học, chia sẻ và giảng dạy cho bạn về các kiến thức lập trình thì quả là may mắn. Những điều bạn băn khoăn, chưa tìm ra lời giải sẽ được giải đáp cụ thể, chi tiết, thậm chí là thực hành lại được luôn. Như vậy bạn sẽ hiểu và nhớ kiến thức đó lâu hơn.

Truyền dạy lại những kiến thức bạn đã tìm hiểu được

Có một khái niệm vô cùng hay ho trong lập trình mà bạn có thể tham khảo đó là Rubber Duck Debugging. Đây là phương pháp debug code rất thú vị. Bạn sẽ cầm chú vịt cao su và giải thích code cho nó như khi giảng giải cho một người học thực thụ. Khi gặp code khó hiểu, một bài toán nan giải hay làm sai gì đó, bạn cũng có thể sử dụng chúng để trút giận và xả stress.

Lợi ích của phương pháp này là giúp bạn hiểu ra vấn đề bản chất của một chủ đề học nào đó. Bởi qua đây, bạn sẽ tự giải thích lại kiến thức mình học. Khi nhắc lại, bạn sẽ phát hiện ra những điều không ổn và giải quyết chúng ngay lập tức.

Bên cạnh việc sử dụng chú vịt cao su, bạn có thể thực hiện phương pháp này với bạn học của mình. Nó sẽ đem tới hiệu quả tốt hơn khá nhiều đó.

Tiếp thu kiến thức bằng nhiều phương pháp học độc đáo

Thay vì thụ động tiếp nhận kiến thức khiến bạn cảm thấy nhàm chán và mệt mỏi, tại sao bạn không thử thách mình bằng những dự án trực tiếp. Nó sẽ là cơ hội cho bạn thực hành, trải nghiệm công việc tốt nhất.

Nếu bạn là một newbie, bạn có thể tham khảo các trò chơi kiểu hangman, tic – tac – toe. Với những người tự tin bởi kiến thức đã có, muốn thử sức mình, hãy cố gắng tìm hiểu các framework mới, thử code app hoặc web game đơn giản, lập trình web cơ bản. Miễn sao nó giúp khởi gợi lên hứng thú và đem tới hiệu quả tích cực.

Hãy bookmark tất cả mọi thứ

Không ai có thể nhớ hết tất cả mọi thứ, ngay cả khi bạn làm việc với thư viện, framework trong thời gian nhất định. Thực tế cho thấy, việc cố gắng ghi nhớ và nhồi nhét hết mọi thứ sẽ khiến bạn thấy mệt đầu, tốn thời gian. Thay vì thế, tại sao bạn không sử dụng bookmark? Hãy lưu lại tất cả những kiến thức hữu ích, các chủ đề khó nhớ, ví dụ: danh sách tham số, function, các kiến thức khó nhằn và dài khiến bạn không thể nhớ hết trong thời gian ngắn…

Hãy xây dựng một thư viện cho riêng mình. Để những kiến thức khi bạn cần là có sẵn trong tay rồi.

Cũng như nhiều môn học khác, việc học lập trình sẽ không quá khó nếu bạn kiên trì, có phương pháp học đúng. Đặc biệt là phải thực hành thật nhiều lần để nắm vững kiến thức. Hi vọng với bài chia sẻ trên đây sẽ giúp các lập trình viên nhanh chóng làm chủ ngôn ngữ lập trình hay kiến thức lập trình mình đang học.

Nguồn: http://www.kensfi.com/lam-chu-ngon-ngu-lap-trinh/

blank

Cương Phạm

Thêm bình luận