Nhật ký Ngày... Tháng.. Năm...
blank
Trang chủ » Góc Chia Sẻ » Áp dụng Vật lý để chế nước sôi pha sữa

Áp dụng Vật lý để chế nước sôi pha sữa

Hôm nay mua cho mẹ Bắp hộp sữa dạng túi bột, cần pha với 120ml nước ở nhiệt độ 50độ. Bài toán đặt ra là pha thế nào để được 50độ trong khi ở nhà ko có nhiệt kế.

blank

Ở nhà chỉ có nước nguội chắc khoảng 20độ, ấm siêu tốc cắm nước sôi cứ coi như là 100độ đi.

Đầu tiên làm bài toán ngược trước đã. Có 100ml nước nguội ở 20°C, cần pha thêm bao nhiêu nước sôi ở 100°C để được nước ở 50°C

Đổi: m1 = 100ml nước nguội = 0.1kg, m2 = x l nước sôi = x kg, t1 = 20°C, t2 = 100°C

– Gọi nhiệt độ khi cân bằng là t

– Nhiệt lượng thu vào của 100ml nước nguội là: Q1 = m1c.(t – t1)

– Nhiệt lượng thu vào của x lít nước sôi là: Q2 = m2c.(t2 – t)

– Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có:

Q1 = Q2 => m1c.(t t1) = m2c.(t2 t)

m1.(t-t1) = m2.(t2-t)

Thay số vào ta có
0.1 ( 50-20) = x * (100 – 50)

=> x = 0.1 * 30 / 50 = 0.06 l = 60ml

Vậy là 100ml nước nguội cần 60ml nước sôi để được 160ml nước 50 độ.

Kết luận : để có 120ml nước ở 50 độ ta cần 75ml nước nguội với 45ml nước sôi.

Đấy là bài toán của mình, còn nội dung dưới này mình dùng để SEO bài viết thôi, không liên quan.

Các hãng sữa hiện nay đều đưa ra mức nhiệt độ nhất định để mẹ pha sữa cho bé, tránh nóng quá làm mất chất hoặc lạnh quá sữa không thể chín. Không cần sử dụng nhiệt kế, mẹ hoàn toàn có thể tạo ra nhiệt độ phù hợp bằng cách làm đơn giản mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.

% nước nóng + % nước lạnh = nhiệt độ phù hợp

Nước tốt nhất để pha sữa cho bé là nước đun sôi và để nguội đến nhiệt độ phù hợp. Nước sau khi đun xong bạn cho vào bình giữ nhiệt, khi cần pha thì đổ ra ly đợi nguội đến nhiệt độ mình cần thì cho vào bình và tiến hành pha sữa. Nguyên tắc ai cũng biết là như vậy nhưng thực tế khi bé đói và đòi bú hầu hết chúng ta không có thời gian để chờ đợi nước sôi nguội. Vậy phải làm thế nào?

Công thức trộn nước nóng với nước lạnh ở một tỷ lệ nhất định sẽ cho chúng ta nhiệt độ phù hợp để pha sữa. Ví dụ chúng ta muốn nước pha sữa ở nhiệt độ 50 độ C nhưng nước vừa đun sôi lại có nhiệt độ 100 độ C, vậy chỉ cần lấy 50% nước đun sôi trộn với 50% nước đun sôi để nguội trước đó sẽ ra được nhiệt độ nước ấm 50 độ C.

Cách pha nước sôi 40, 50, 70 độ để có nhiệt độ nước pha sữa cho bé đúng với yêu cầu sử dụng của từng loại sữa không hề khó khăn nếu như bạn biết được các pha sữa không cần dùng đến nhiệt kế. Bên cạnh cách pha sữa theo đúng nhiệt độ để tránh mất chất dinh dưỡng, các mẹ có thể tìm mua những loại sữa chất lượng, giá rẻ để vừa có sữa tốt cho bé uống, vừa phù hợp với khả năng kinh tế nuôi con của gia đình.

Mỗi loại sữa pha sẽ có quy định một mức nhiệt độ khác nhau, vì vậy, các mẹ cần phải chú ý đến nhiệt độ của nước pha để đảm bảo được hàm lượng chất dinh dưỡng có trong sữa sau khi pha xong, trong đó, cách pha nước sôi 40, 50, 70 độ hầu như là phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng sở hữu được một nhiệt kế để đo được nhiệt độ của nước, do đó, cách pha nước sôi theo mức nhiệt độ chuẩn sẽ giúp các bạn có thể chủ động pha nước theo một mức nhiệt độ mà mình mong muốn.

+ Cách pha nước sôi ở mức nhiệt 40 độ : Nhiều hãng sữa hiện nay yêu cầu mức nhiệt độ nước pha là khoảng 40 độ C. Để đo được mức nước chuẩn nhất, các bạn có thể sử dụng nhiệt kế để đo hoặc sử dụng bình giữ nhiệt có mức nhiệt độ cụ thể để làm ấm nước ở mức độ cần thiết. Nước có mức nhiệt 40 độ được xem là mức nhiệt độ phù hợp  trong cách pha sữa cho trẻ sơ sinh giúp giữ lại được hàm lượng chất dinh dưỡng tốt, an toàn.

+ Cách pha nước sôi ở nhiệt độ 50 độ C: Nếu các bạn muốn có 100 ml nước ấm vào khoảng 50 độ C thì cũng tương đối dễ dàng, cụ thể, các bạn có thể lấy 50ml nước vừa đun sôi xong, pha với 50ml nước đun sôi để nguội. Tỉ lệ nước 1:1 này sẽ giúp các bạn có được mức nhiệt độ nước vào khoảng 50 độ C nhanh chóng, thuận tiện nhất.

+ Cách pha nước sôi 70 độ : Khi pha sữa cho bé, bên cạnh việc lựa chọn mức nhiệt độ theo đúng yêu cầu để giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng của sữa, các bạn cũng đừng quên sử dụng máy tiệt trùng bình sữa để loại bỏ toàn bộ vi khuẩn có trong bình sữa. Đối với việc pha nước sôi 70 độ, các bạn có thể thực hiện theo những bước sau:
Thứ nhất,  lấy 1/2 nước đun sôi để nguội pha cùng 1/2 nước vừa đun sôi, các bạn sẽ có được nước ở mức nhiệt 50 độ C.
Tiếp theo đó, bạn lấy nước ở mức nhiệt 50 độ C pha với nước vừa đun sôi ở mức nhiệt 100 độ C để ra tỷ lệ nước khoảng 70 – 75 độ C.
Sau cùng, các bạn chỉ cần cho sữa bột vào bình sữa, đổ nước vào và lắc mạnh bình để sữa có thể hòa tan hết.

Nhiều bà mẹ vẫn còn phân vân liệu có nên pha sữa để trong bình giữ nhiệt không khi lo sợ việc bảo quản này sẽ làm mất đi hàm lượng chất  dinh dưỡng của sữa. Sự thật là, các bạn hoàn toàn có thể pha sữa và để trong bình giữ nhiệt, tuy nhiên, mức thời gian tối đa để sữa trong bình chỉ để từ 2 – 4 tiếng để đảm bảo mức nhiệt độ và dinh dưỡng trong sữa tốt nhất. Như vậy, các bạn đã có thể giải đáp thắc mắc có nên pha sữa để trong bình giữ nhiệt để chăm sóc con được tốt hơn.

Mỗi dòng sữa lại có yêu cầu cách pha nước sôi khác nhau, hơn nữa là yêu cầu về độ tuổi cũng như dưỡng chất thành phần dinh dưỡng, dù là cách pha sữa XO, hay cách pha sữa PediaSure, hay sữa Nan Nga… Vì vậy, trước khi pha mỗi loại sữa, các bạn nên đọc kỹ yêu cầu nhiệt độ của từng loại sữa để chăm sóc bé yêu được đầy đủ, tạo nền tảng cho bé phát triển tốt nhất.

Tương tự, nếu bạn cần nước pha sữa ở nhiệt độ 70 độ C thì cách làm như sau: Lấy 50% nước đun sôi trộn với 50% nước đun sôi để nguội giống như trên, lúc này chúng ta sẽ có được nước ấm ở nhiệt độ 50 độ C. Tiếp đó cho nước đun sôi ở mức nhiệt 100 độ C vào nước vừa pha ở nhiệt độ 50 độ C để tạo thành mức nhiệt ở khoảng 70 – 75 độ C.

Cách làm tương tự áp dụng cho những mức nhiệt khác nhau. Bạn không cần dùng đến nhiệt kế mà dựa vào mẹo trên cùng kinh nghiệm pha sữa nhiều lần sẽ tạo ra được mức nhiệt chuẩn phù hợp để pha sữa.

Không pha sữa ở nhiệt độ nước cao

– Nước pha sữa phải được đựng trong bình sạch, không có vi khuẩn xâm nhập. Đối với nước sôi nên đựng trong bình thủy giữ nhiệt chất lượng tốt. Đối với nước đun sôi để nguội nên đựng trong các bình kín như bình thủy tinh. Bình được làm từ thủy tinh siêu bền, không thôi nhiễm chất độc hại vào nước, dễ dàng vệ sinh, bình có nắp đậy kín đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nước đựng bên trong.

 

blank

Cương Phạm

1 comment