Bạn đang hăm hở tìm hiểu về SEO, nhưng lại choáng váng khi thấy các tiền bối giao tiếp với nhau bằng một thứ ngôn ngữ nghe vừa lạ lẫm, vừa cao siêu. Đó chính là ngôn ngữ của SEOer. Trước khi đi vào kỹ thuật, cách làm, hãy đọc sơ qua cuốn từ điển SEO phiên bản tóm tắt này để không bị hoang mang nhé.
A
Anchor Text: Đoạn văn bản mà bạn có thể nhấp vào và dẫn đến hyperlink.
AdWords: Chương trình quảng cáo của Google, được sử dụng cho quảng cáo website cơ bản, quảng cáo nhắm mục tiêu theo từ khóa và thanh toán cơ bản là trên mỗi lần click chuột (cost per click).
Algorithm: Thuật toán – chương trình được sử dụng bởi các công cụ tìm kiếm để xác định trang nào sẽ được đề xuất cho truy vấn tìm kiếm nào.
Alt Text: Văn bản thay thế – Đoạn mô tả cho các yếu tố đồ họa (hình ảnh, video) giúp các công cụ tìm kiếm hiểu yếu tố đồ họa đó nói về điều gì.
B
Backlink: Liên kết đặt ở một website khác nhưng dẫn đến website của bạn. Đặt được backlink trên các trang mạnh (những trang có xếp hạng cao và lưu lượng truy cập tên miền cao) sẽ giúp bạn SEO tốt hơn nhiều backlink để ở những trang nhỏ.
Blog: Một dạng tạp chí trực tuyến được cập nhật thường xuyên và được trình bày theo thứ tự thời gian.
Black Hat: Mũ đen – các kỹ thuật marketing “xấu” và không phù hợp với hướng dẫn của Google. Sử dụng chúng có thể khiến cho website của bạn bị phạt.
Bing: Công cụ tìm kiếm của Microsoft.
Bounce Rate: Tỷ lệ thoát – Tỷ lệ khách truy cập website chỉ vào 1 page rồi thoát ra, không xem tiếp.
C
Content: Mọi hình thức nội dung trên website, từ văn bản, hình ảnh, video đến ảnh động… Chất lượng nội dung sẽ quyết định một phần lớn trong việc bạn có SEO tốt được hay không.
Conversion: Chuyển đổi – một mục tiêu đạt được trên website, chẳng hạn như có thêm một lượng truy cập nhất định nào đó, lượt đăng ký hoặc đơn hàng…
CPC: Cost Per Click – số tiền được trả cho mỗi lần nhấp chuột, là hình thức thanh toán được sử dụng trong các loại hình quảng cáo như Facebook PPC (pay-per-click).
CTR: Click Through Rate – tỷ lệ phần trăm những người nhấp vào quảng cáo họ nhìn thấy.
Crawler: Một chương trình lướt duyệt các website và thu thập thông tin cho các công cụ tìm kiếm.
D
Deep Linking: Xây dựng liên kết đến các pages bên trong của một website (site.com/page1), không chỉ là trang chủ (site.com). Nếu không có deep link, khi người dùng nhấn vào link quảng cáo trên Facebook hay email thì chỉ được dẫn về trang chủ của ứng dụng chứ chưa đến được trang sản phẩm cần xem.
Directory: Một thư mục trên internet chứa các websites được chia thành các loại danh mục, chủ đề. Nếu website của bạn xuất hiện trong nhiều thư mục thì sẽ dễ được xếp hạng cao hơn.
Duplicate Content: Nội dung trùng lặp – nội dung giống hệt hoặc gần giống với nội dung trên một hoặc một số website khác.
E
External links: Liên kết ngoài – các liên kết đặt trên website của bạn, nhưng dẫn đến một trang trên một tên miền khác, nếu đó là một blog hay website mạnh thì sẽ tốt và tăng độ tin cậy cho website của mình. Tuy nhiên, external links nên được chèn cho phù hợp với nội dung, mức độ vừa phải, không nên lạm dụng chèn quá nhiều.
F
Fresh Content: Nội dung mới và thu hút (dưới dạng văn bản, hình ảnh, video). Và muốn content luôn mới thì đương nhiên bạn phải liên tục cập nhật.
Feed: Nội dung được gửi đến người dùng thông qua những chương trình đặc biệt.
Filter: Bộ lọc – search crawlers lướt duyệt qua các websites và sử dụng các phương pháp khác nhau để lọc ra những websites có vẻ là spam hoặc không tự nhiên.
G
Google Search: Công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên Internet với hơn 3 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày. Do đó, tối ưu hóa website trên các công cụ tìm kiếm phần nhiều là nói đến Google Search.
Gateway Page: Còn được gọi là doorway page, một trang con được tạo ra để “lừa” chuyển hướng khách truy cập đến một địa chỉ khác, mục đích là để được xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm nhưng lại không cung cấp thông tin hữu ích. Gateway Page hoàn toàn vô ích và gây khó chịu cho người dùng nên bị xem là một loại “mũ đen”.
H
Headings: Tiêu đề – được sử dụng để mô tả ngắn gọn và giới thiệu chủ đề của bài viết hoặc một phần của bài viết, thường bao gồm từ khóa hoặc cụm từ khóa để phục vụ cho SEO.
Hits: Xảy ra mỗi khi máy chủ gửi về một đối tượng. Hits từng là thước đo lưu lượng truy cập web, nhưng hiện tại đã được thay thế bằng impressions.
.htaccess: Tệp cấu hình trong Apache được sử dụng để bảo vệ các tệp bằng mật khẩu hoặc chuyển hướng.
HTML: HyperText Markup Language – ngôn ngữ lập trình được sử dụng để tạo website, chức năng chính là giúp thêm nội dung cho web.
I
Internal Links: Liên kết nội bộ – liên kết từ một page của một site dẫn đến một page khác trên cùng site đó.
Inbound Links: Tương tự như backlink.
Impressions: Hay còn gọi là pageview – lượt xem trang. Khi người dùng mở một website một lần thì được tính là một impression hoặc một pageview.
J
Javascript: Một trong những ngôn ngữ lập trình website phổ biến, bên cạnh HTML và CSS, chủ yếu để cải thiện hoạt động của web.
K
Keyword: Một từ hoặc cụm từ mà người dùng gõ trên công cụ tìm kiếm, nên thường xuất hiện trong nội dung website nhưng không quá “nhồi nhét”. Bạn nên sử dụng những biến thể khác của từ khóa chính, còn gọi là từ khóa phụ.
Keyword Density: Mật độ từ khóa – số lần từ khóa xuất hiện trên một website hoặc trong một nội dung, thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số từ trong bài.
Keyword Research: Nghiên cứu từ khóa – một quá trình lâu dài để tìm kiếm những từ khóa hoàn hảo cho website của bạn. Bạn sẽ phải xem xét rất nhiều yếu tố như domain age, competition, on page SEO,…
L
Link Building: Quá trình tạo các liên kết dẫn đến website của bạn để tăng “sức mạnh” và thứ hạng tìm kiếm. Link Building càng tự nhiên càng tốt, nên tập trung vào đặt links trên những websites mạnh.
Long Tail Keywords: Từ khóa đuôi dài – từ khóa cụ thể hơn từ khóa thông thường. Ví dụ “smartphone tốt” là từ khóa cơ bản, trong khi “smartphone Android 4G camera 13MP tốt nhất” là một từ khóa đuôi dài.
LSI: Latent Semantic Indexing – Lập chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn, hiểu đơn giản là các từ khóa liên quan. Khi bạn tìm kiếm một từ khóa bất kỳ trên Google, kéo xuống dưới cùng trang kết quả sẽ thấy các từ khóa liên quan (LSI) được gợi ý.
M
Meta Description: Đoạn mô tả ngắn về nội dung trên page, phải liên quan đến nội dung và đảm bảo không trùng lặp.
Metrics: Một phép đo lường được sử dụng bởi các công cụ phân tích. SEO metrics đo lường thẩm quyền trang (page’s authority), số lượng backlink, tuổi miền (domain age)…
N
Niche: Một chủ đề của website mà các content sẽ xoay quanh nó. Bạn rất cần lưu ý đến chủ đề khi đi tìm từ khóa.
Negative SEO: “Chơi xấu” đối thủ cạnh tranh bằng cách xây dựng nhiều liên kết tiêu cực dẫn đến trang của họ. Và chơi xấu thì đương nhiên dễ bị phạt.
Nofollow: Một lệnh trong phần đầu của webpage hướng dẫn crawlers không index một liên kết cụ thể nào trên page đó.
O
Organic Search Results: Kết quả tìm kiếm được sắp xếp theo mức độ phù hợp chứ không phải do trả tiền quảng cáo.
Outbound Links: Liên kết trên website của bạn đến những website khác. Liên kết với các websites liên quan trong thị trường ngách của bạn có thể rất tốt cho SEO.
P
Penalty: Hình phạt khi website của bạn bị thuật toán tìm kiếm định nghĩa là spam. Việc bị phạt sẽ khiến cho website không “leo” lên được thứ hạng cao. Hình phạt thường xảy ra khi làm link building “quá lố” hoặc làm on page SEO quá tệ.
PageRank: Công thức đánh giá tầm quan trọng của website thông qua số lượng và chất lượng các liên kết dẫn đến nó.
PPC: Pay Per Click – mô hình định giá được sử dụng nhiều nhất trong quảng cáo trực tuyến. Người quảng cáo sẽ bị tính phí mỗi khi có người nhấp vào quảng cáo.
Q
Quality Over Quantity: Dù là nói về liên kết hay nội dung thì chất lượng vẫn luôn quan trọng hơn số lượng.
R
Redirect: Một số phương pháp được sử dụng để thay đổi địa chỉ của trang đích, thường là khi một website được chuyển sang một tên miền mới. Các này thường được sử dụng để tránh bị phạt khi xây dựng quá nhiều liên kết.
robots.txt: Một tệp văn bản được tìm thấy trong thư mục gốc của website, được sử dụng để kiểm soát cách các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu website.
ROI: Return On Investment – tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, một phép đo lường số tiến bạn nhận về trên số tiền chi ra.
S
Social Media: Mạng truyền thông xã hội – nơi mọi người thường lui tới để lãng phí thời gian của họ, cũng là một mảnh đất màu mỡ cho các thể loại quảng cáo.
Sitemap: Sơ đồ website – một page có liên kết đến mọi pages khác trên website, được sắp xếp theo thứ bậc. Sitemap dùng để cải thiện khả năng sử dụng của website và giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được điều hướng website.
Spider: Một bot được sử dụng bởi các công cụ tìm kiếm để tìm các công cụ tìm kiếm để tìm các website và lập chỉ mục (index) cho chúng.
Spam: Một nội dung internet chất lượng thấp nhưng lại được phân phối nhiều. Các công cụ tìm kiếm rất ghét spam hoặc kỹ thuật marketing kiểu spam.
SERP: Search Engine Results Page – Trang kết quả của công cụ tìm kiếm, là danh sách các URLs và các đoạn mô tả (description) hiển thị khi bạn tìm kiếm thứ gì đó.
T
Trust Rank: Xếp hạng tin cậy – độ tin cậy của một website đối với công cụ tìm kiếm. Trust rank càng cao khi backlink ở các websites mạnh càng nhiều, lỗi 404 càng ít, domain tuổi thọ cao và hoạt động ổn định, external links ở mức phù hợp…
Trackback: Một thông báo rằng một website khác đã đề cập đến website của bạn. Đây là cách vô cùng thuận tiện để theo dõi backlinks.
Title: Một yếu tố được sử dụng để mô tả nội dung trên website, là một phần quan trọng của on-page SEO. Title nên độc đáo, liên quan đến nội dung, chứa từ khóa và không quá dài. Khi trang của bạn xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm (SERP), người dùng sẽ nhìn thấy Title, còn Heading thì phải nhấn vào bài mới thấy. Đôi khi Title và Heading có thể giống nhau.
U
URL: Một địa chỉ web duy nhất cho mỗi một website, được tạo từ các chữ cái, chữ số, dấu chấm, dấu gạch nối, chứa từ khóa hoặc cụm từ khóa.
Unique Visitors: Số người dùng mở một website, khác với visits (số lượt truy cập, số lần mở website) vì một người dùng có thể mở nhiều lần.
Usability: Tính khả dụng – mức độ dễ dàng khi sử dụng và điều hướng website. Bạn có thể tăng tính khả dụng bằng cách thiết kế website đẹp mắt, rõ ràng, thuận tiện để điều hướng, hạn chế quảng cáo.
V
Visits: Số lượt truy cập website. Visits sẽ tăng nếu website của bạn có nội dung chất lượng, SEO tốt và được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.
Viral Marketing: Các kỹ thuật tiếp thị sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và các công nghệ khác để tăng nhận thức về thương hiệu và xây dựng liên kết. Mặc dù có nhiều thứ bạn có thể làm để tối ưu việc marketing của mình, nhưng có viral được hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác ngoài tầm tay của bạn.
W
WordPress: Nền tảng viết blog mã nguồn mở, rất dễ sử dụng, có sẵn hàng nghìn themes và plugins, người bạn thân của các SEOer.
White Hat: Các kỹ thuật và phương pháp SEO được khuyến nghị theo “luật chơi” của các công cụ tìm kiếm. Những nguyên tắc này thay đổi khá thường xuyên nên bạn cần cập nhật để không lỗi thời.
X
XML: Extensible Markup Language – một định dạng văn bản đơn giản, linh hoạt, được sử dụng để định dạng thông tin, sử dụng các công nghệ như RSS.
XHTML: Extensible HyperText Markup Language – tài liệu và thông số kỹ thuật HTML được sử dụng để tuân thủ định dạng XML.
Y
Yahoo: Một website và một công cụ tìm kiếm phổ biến, đặc biệt là thời gian trước đây.
YouTube: Nơi mọi người xem video để giết thời gian nhưng cũng là nơi lý tưởng để làm viral marketing. Nhúng video YouTube vào pages cũng có thể làm tăng chất lượng nội dung tổng thể của bạn.
Một SEOer giỏi không thuộc lòng các thuật ngữ, “điêu luyện” các kỹ thuật mà còn phải thấu hiểu bản chất của search marketing, đồng thời có kiến thức cơ bản về những kênh khác như social, display hay video.
Thêm bình luận