So sánh Basic Disk và Dynamic Disk :
– Một Basic Disk là một ổ cứng vật lý bao gồm các phân vùng chính (Primary Partition), các phân vùng mở rộng (Extended Partition) hoặc các ổ đĩa luận lý (Logical Drive), và toàn bộ không gian cấp cho partition đươc sử dụng trọn vẹn. Các phân vùng và các ổ đĩa luận lý trên các basic disk còn được hiểu như là các Basic Volume.
Số phân vùng (Partition) ta tạo trên một Basic disk tuỳ thuộc vào loại phân vùng của ổ đĩa (Disk’s Partition Type).
– Đối với MBR (Master Boot Record) disks, chúng ta có thể tạo được nhiều nhất 4 phần vùng chính (Primary Partition), hoặc 3 phân vùng chính và một phân vùng mở rộng (Extended Partion). Trong phân vùng mở rộng ta có thể tạo vô hạn các ổ đĩa luận lý (Logical Drive).
– Đối với GPT (GUIDs Partition Table) disks, chúng ta có thể tạo lên đến 128 phân vùng chính (Primary Partition). Bởi vì GPT disks không giới hạn 4 phân vùng chính nên chúng ta không cần tạo phân vùng mở rộng hay các ổ đĩa luận lý.
– Một Dynamic Disk được chia thành các volumn dynamic và có thể hỗ trợ lên tới 2000 volume trên một ổ đĩa. Volumn dynamic không chứa partition hay ổ đĩa logic, và chỉ có thể truy cập bằng Windows Server 2003 và Windows 2000. Windows Server 2003 và Windows 2000 hỗ trợ 5 loại volumn dynamic: Simple, Spanned, Stripped, Mirrored và Raid-5.Dynamic Disk cung cấp các tính năng mà Basic Disk không có như :
+ Cho phép ghép nhiều ổ đĩa vật lý để tạo thành các ổ logic(Volumn).
+ Cho phép ghép nhiều vùng trống không liên tục trên nhiều đĩa cứng vật lý để tạo ổ đĩa logic
Trong hệ thống lớn, hoặc hệ thống máy chủ, thì nhu cầu về HDD sẽ cao cấp hơn, như vấn đề an toàn dữ liệu(Fault Tolerancing)- không mất dữ liệu khi có hư hỏng về phần cứng, còn đòi hỏi việc tăng tốc độ xử lý dữ liệu(Load Balancing). Vì thế Dynamic Disk thường được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu trên.
Dynamic Disk gồm có 5 loại volume:
a. Simple Volume: dung lượng simple volume chỉ được lưu trữ trên 1 ổ cứng vật lý, do đó vấn đề an toàn dữ liệu(Fault Tolerancing), và tăng tốc độ xử lý(Load Balancing) không được đảm bảo, khi ổ cứng vật lý hỏng, thì dữ liệu có nguy cơ bị mất.
b. Span Volume: dung lượng span volume có thể được lưu trữ trên 2 ổ cứng vật lý trở lên, và chúng không nhất thiết phải bằng nhau. Tuy dữ liệu trên span volume được chép phân bổ trên 2 ổ cứng vật lý trở lên, nhưng chúng không có khả năng đáp ứng vấn đề Fault Tolerangcing, và Load Balancing, vì chưa có sự thay đổi về cơ chế (dữ liệu được chép đầy trên span volume ở disk 1 mới chép sang các disk còn lại).
c. Striped Volume (RAID-0): dung lượng striped volume có thể được lưu trữ trên 2 ổ cứng vật lý trở lên, bắt buộc dung lượng trên các ổ cứng vật lý của striped volume phải bằng nhau. Striped Volume có sự thay đổi trong cơ chế hoạt động, dữ liệu khi được chép trên striped sẻ được chia ra và chép đều trên các disk, vì thế striped đáp ứng được vấn đề Load Balancing, tuy nhiên striped không đáp ứng được vấn đề Fault Tolerancing.
d. Mirror Volume (RAID-1): mirror volume chỉ yêu cầu 2 ổ cứng vật lý, dữ liệu khi chép trên mirror sẽ được backup sang đĩa cứng vật lý thứ 2 (vì thế dung lượng trên mirror volume chỉ bằng 1/2 dung lượng khi ta cấu hình). Do đó Mirror Volume đáp ứng nhu cầu Fault Tolerancing, nhưng không làm tăng tốc độ truy xuất dữ liệu.
e. RAID-5 volume: Có thể nói Raid-5 Volume là tối ưu nhất trong các loại volume mà mình đã đề cập ở trên. Raid-5 đáp ứng cho chúng ta cả 2 vấn đề Fault Tolerancing, và Load Balancing. Để đáp ứng 2 vấn đề trên, Raid-5 đòi hỏi phải sử dụng 3 đĩa cứng vật lý, và sử dụng thuật toán Parity (khi 1 trong 3 đĩa bị hỏng, thuật toán Parity sẽ tự chép những bit bị mất). Vì phải chứa thêm bit Parity nên dung lượng của Raid-5 Volume sẽ chỉ bằng 2/3 dung lượng ta cấu hình (1/3 còn lại là để chứa bit Parity).
+ Có thể tạo ra ổ đĩa logic có khả năng dung lỗi cao và tăng tốc độ truy xuất cao….
Thêm bình luận